Hổ phách: Điều kỳ diệu của tạo hoá
BY perfumista
Hổ phách – Được nhiều người yêu thích bởi sự quyến rũ và kỳ diệu của nó, nó đã được đặt những cái tên khá thi vị như là nhật lệ (tears of the sun), hổ phách (tiger’s soul), mật ong cứng (hardened honey), ánh sáng cô đọng (petrified light), cửa sổ đến quá khứ (window to the past), vàng vùng Nordic (Nordic gold) và những cái tên với ý nghĩa khen ngợi khác. Theo các nhà khoa học, Hổ phách là hóa thạch của nhựa cây đã trải qua hàng triệu năm để hình thành. Loại nhựa cây thơm lừng hay có còn thể gọi là đá quý hữu cơ này là nhựa cứng của một loại cây đã tuyệt chủng có tên là Pinus Succinifera, và một số loại cây khác. Điều này làm cho Hổ phách trở thành mối quan tâm của các nhà khoa học và những người liên quan vì nhờ vào sự nghiên cứu những mẫu thực vật và côn trùng bị nhốt và bảo quản trong những nhựa cây này, họ đã biết được là những mẫu sinh vật này đã có tuổi lên đến hàng triệu năm. Bởi vì điều đó, không những chúng ta có thể biết được sự sống cổ đại trên trái đất mà còn tìm ra được sự hình thành của Hổ phách.
Hầu hết tuổi của các loại hổ phách trên toàn thế giới nằm vào khoảng 30 – 90 triệu năm tuổi, tuy nhiên, loại hổ phách lâu đời nhất có tuổi lên đến 345 triệu năm. Loại nhựa cây đã trong quá trình hóa thạch chưa hoàn chỉnh thì gọi là hổ phách non (copal ). Có khoảng 3000 loại hổ phách được liệt kê, bao gồm cả loại có côn trùng, nhện, các loại động vật nhỏ và thực vật bên trong. Tuy vậy, loại hổ phách được biết đến nhiều nhất và tuyệt vời nhất là loại lưu giữ các loài côn trùng và các loại lá cây bên trong.
Khi nói về nguồn gốc của hổ phách thì nó có thể tìm thấy được trên toàn cầu. Loại hổ phách lâu đời nhất đã được tìm thấy ở Châu Âu, bao gồm khoảng 50 loại nhựa cây hóa thạch ở nhiều độ tuổi khác nhau. Hổ phách thuộc khu vực Baltic, hay còn được gọi là Hổ phách Baltic, nổi tiếng với chất lượng của nó và là loại được săn đón nhiều nhất. Với màu sắc vàng đậm long lánh, nó được cho là loại tốt nhất để làm trang sức phụ kiện và được gọi là Succinite, từ này được lấy từ chữ Succinum (chiết xuất từ nhựa cây) trong tiếng La-tinh. Ở một mặt khác, Hổ phách của người Mê-hi-cô là sản phẩm từ nhựa của những cây ra lá và được sử dụng rộng rãi trong ngành trang sức. Loại nhựa cây hóa thạch cổ nhất Châu Á được tìm thấy ở vùng Burma, và loại hổ phách vùng này đôi khi có kích thước to bằng đầu người. Nó thường có màu đục, nâu đậm, và thỉnh thoảng có màu đỏ và vàng. Ở Châu Phi, những người bản xứ, đặc biệt là phụ nữ thường dùng nó để làm phụ kiện hoặc dây chuyền. Ở Sicily và phía bắc nước Ý, có loại hổ phách có màu đỏ đậm và vàng được lấy từ nhựa cây hóa thạch của loại cây Cupressaceae và được gọi là hổ phách Sicilian. Từ thời xa xưa, hổ phách đã được sử dụng như một phần nguyên liệu thiết kế những món trang sức phụ kiện. Hổ phách có nhiều màu khách nhau như cam, vàng, đỏ, xanh lá, nâu, trắng, xanh và đen. Nó có thể trong hoặc đục. Loại Trong có tông màu từ màu mờ nhạt đến vàng đậm dần, đến vàng nâu.
Nhà pha chế nước hoa Adam Gottschalk đã viết về việc bằng cách nào có được hương hổ phách trong nước hoa. Đó là sản phẩm của việc pha trộn cánh kiến trắng, hoa labdanum và va ni để có được cảm giác ấm áp, một chút ngọt và phong vị gỗ của hổ phách, đồng thời kết hợp với một số hương khác. Với chỉ sự kết hợp cơ bản giữa hổ phách và gỗ trầm của Rasasi cũng đã đủ để cho người xài mùi hương đó cảm nhận được cái ấm áp và ngọt ngào và đi kèm chút đắng nhẹ.
Hổ phách cũng khá phổ biến trong suốt thời kỳ La Mã cổ đại khi mà trang sức, phụ kiện, dây chuyền và những con xúc sắc đều được làm từ hổ phách. Vào thời trị vì của Nero, ông ta đã cho xuất quân xâm chiếm Scandinavia để tìm loại "vàng đất bắc", và kết quả thu được là con đường mua bán quan trọng cho cả một đế chế. "Căn phòng hổ phách của Nga" là cho là một trong những công trình vĩ đại nhất trong lịch sử và được cho là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Căn phòng hổ phách nằm trong bộ sưu tập "chamber wall panels" được thông qua năm 1701. Nó được làm vào năm 1701 và được xếp vào cung điện Charlottenburg, nơi mà vị vua Friedrich đệ nhật (vị vua đầu tiên của Prussia) đã ở cùng người vợ thứ hai của mình là Sohpie Charlotte.
Vào năm 1717 nó được trao lại cho Tsar Peter vĩ đại đến từ nước Nga, từ Prussia nó đã được xây dựng từ sáu tấn hổ phách, và được xắp sếp trên tường một cách công phu. Đến năm 1755, nó được di dời và được ghép vào cung điện mùa đông, và sau đó dời đến cung điện Catherine bởi Tsarina Elizabeth của nước Nga. Nó là một căn phòng hoàn toàn được trang trí bằng các mảng hổ phách đi kèm với các phiến vàng và kính. Căn phòng hổ phách bị phá hủy vào năm 1945, đến năm 1975 thì được xây dựng lại và cho mở cửa tham quan đến năm 2003.
Đá hổ phách luôn cho ta cảm giác ấm áp khi chạm vào và mùi hương dễ chịu khi ta ngửi. Hổ phách không những được sử dụng như một món trang sức hay như một hương trong nước hoa, mà nó còn được xem như là một loại thần dược chữa rất nhiều loại bệnh được tin dùng từ xưa cho đến nay.
Khi đi sâu hơn vào công nghiệp nước hoa, như chai Imari của hãng Avon, trong mùi hương này, hổ phách đã được khéo léo kết hợp với hương an-đê-hít, gỗ đàn hương, nhựa galbanum và va ni để cho ta một cảm ấm áp và tươi sáng. Hổ phách trong chai nước hoa Gold của DKNY thì nhẹ nhàng và mang phong vị gỗ, như một chiếc mề đay làm bằng hổ phách được đeo quanh cổ và chạm vào da bạn, sự ấm áp từ hổ phách truyền qua da bạn tạo nên một cảm giác bay bổng và dễ chịu.
Theo fragrantica.com