Quả lựu trong văn hoá các nước
BY perfumista
Được xem là biêu tượng của sự trù phú và sinh sôi nảy nở, loại quả có chiếc vương miện nằm trên cuống này có tên gọi là quả lựu. Trong tiếng Anh, quả lựu có tên là “Pomegranate”, bắt nguồn từ chữ Pomum và Granatus, có nghĩa là quả táo có nhiều hạt. Quả Ô-liu, chà là, sung và nho là một trong những loại cây được trồng sớm nhất trong lịch sử và quả lựu cũng được trồng vào thời gian tương tự. Trong kinh Qur’an có viết rằng, trong vườn địa đàng có quả lựu và thật may mắn khi chúng ta có thể trồng được một loại quả của vườn địa đàng.
Ở Pakistan, cây lựu bắt đầu cho ra trái vào mùa thu/đông và chúng rất được yêu thích nhờ vào nước quả có vị chua ngọt và nhiều lợi ích sức khỏe của chúng. Hai loại quả lựu được yêu thích nhất là Bedana và Kandhari. Bedana có nghĩa là “không có hạt”, là loại quả lựu có kích cỡ vừa đến to, có vỏ nâu nhạt hoặc trắng, phần thịt có màu hồng trắng và hạt khá mềm. Loại Kandhari có kích thước lớn hơn, có màu đỏ sẫm, với phần thịt có màu hồng sẫm hoặc đỏ tươi và có vị chua và hạt cứng.
Quả lựu là một loại quả có da trơn, cứng nhưng rất mỏng và bên trong có chứa hàng trăm hạt nhỏ được bọc lấy bởi phần thịt đỏ hỏn và hơn thế nữa, hoa lựu là một loài hoa rất đẹp, đừng bỏ lỡ những bông hoa lựu khi chúng nở hoa.
Quả lựu có thể được tiêu thụ dưới nhiều dạng, từ nước ép, ăn sống, sấy khô đến sử dụng trong món salad. Các hạt sấy khô được sử dụng trong các mon ăn mặn và ngọt.
Đây là một công thức chế biến các hạt lựu sấy khô, có tác dụng giúp giảm cân và súc miệng sau khi ăn: 1 ½ cốc hạt lựu khô và 1 cốc lá bạc hà khô. Đảo đều và bảo quản chúng trong một lọ thủy tinh kín khí. Để lọ ở nơi khô thoáng. Nếu bảo quản tốt, chúng có thể giữ được đến một tháng. Mỗi lần sử dụng chỉ cần một thìa cà phê là đủ mỗi khi sử dụng.
Một số người trồng cây lựu trong các chậu nhỏ làm kiểng trong nhà. Ở Iran, họ thường hay làm một loại si-rô từ nước ép lựu có tên là Rob và dùng trong nấu ăn. Đây là nguyên liệu chính trong một món hầm Fesenjoon truyền thống của người Ba Tư. Quả lựu còn có ý nghĩa đặc biệt đối với người Ba Tư cổ đại và được dùng nhiều trong các nghi lễ tôn giáo vào thời ấy. Quả lưu mang ý nghĩa của sự sung túc và sinh sôi nảy nở trong văn hóa Ba Tư. Ngày nay, chúng được người Ba Tư ăn kèm với dưa hấu vào các ngày lễ Đông Chí có tên là Yalda.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ: Người dân ở đây tách quả lựu ra vào đêm giao thừa để cầu mong năm mới được sung túc. Có một câu đố mẹo được dịch sát nghĩa ra rằng: “khi tôi mua thì chỉ có một, khi tôi mang về nhà thì chúng thành ngàn”. Đây cũng là lý do người dân nơi đây nghĩ rằng quả lựu mang lại sự sung túc cho gia đình họ.
Theo sử sách, Ở Tây Ban Nha có một thành phố tên Granada, có nghĩa là quả lựvnu trong tiếng Tây Ban Nha. Thành phố được đặt tên theo người Ả Rập xâm lăng Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 8. Điều thú vị về Granada là ở đây họ dùng hình tượng quả lựu trong mọi loại trang trí, từ đài phun nước, nhà thờ, va đường phố xuyến suốt thành phố. Quả lựu được tái hiện trong các mái vòm cầu kỳ hoa văn khảm ở Alhambra, được xây dựng bởi người Moors. Puerta de las Granadas (Cồng quả lựu) nổi tiếng nhờ những quả lựu to được khắc trong đá.
Lợi ích của quả lựu:
Quả lựu được nhiều người cho rằng là một loại quả thần kỳ, có công dụng chống lão hóa, và rất bổ cho các bà mẹ mang thai. Nghiên cứu đã chứng mình được tầm quan trọng của chúng trong việc mang thai, chúng giúp tăng trọng cho thai nhi và giảm thiểu trường hợp sinh sớm. Nên dùng cả quả lẫn nước ép ít nhất hai lần một tuần.
Theo fragrantica.com